Công việc tự do là mơ ước của bao người, bởi vì không bị áp chế việc giờ làm hay tan sở, không ai bắt buộc bạn phải làm việc theo một khung giờ cố định nào cả, cũng chẳng ai bắt bạn phải làm việc như thế này hay làm việc như thế kia mới là đúng. Hoặc chính là bạn không phải nhìn sắc mặt ai khi làm việc, không phải buộc làm theo một ý muốn của ai. Các bạn có tự do thời gian, tự do sở thích, tự do làm việc hay không làm việc, không bị ai quản thúc, không phải nhìn sắc mặt của ai để làm việc. Tuy nhiên, thực tế có phải như vậy không? Nếu bạn chưa từng trải qua những quãng thời gian làm việc tự do, tôi mời bạn ghé thăm trải nghiệm của một cá nhân đã nếm mùi tự do công việc như tôi..
Ước mơ của con người luôn là khát khao tự do, nhưng bạn có biết cái giá của tự do không dễ dàng như cách phát âm nhẹ nhàng qua từ ngữ bạn đã nghe. Để có được tự do dù là trong công việc của chính bạn, trong mối quan hệ cá nhân hay trong tư tưởng, suy nghĩ… Bạn đều phải có một quy tắc nhất định, phải ép mình tuân thủ nếu bạn thật sự mong muốn đạt được điều mình chờ đợi
Kỷ luật – chìa khóa quan trọng đầu tiên bạn phải nắm chắc
Mục đích cuối cùng của công việc chính là hiệu quả đạt được theo mong muốn đề ra, không chỉ với những người làm công ăn lương mới cần kỷ luật mà những người làm việc tự do cũng không ngoại lệ. Nếu bạn đến một công ty hay một văn phòng để làm việc cho một ông chủ nào đó, đương nhiên kỷ luật làm việc của bạn sẽ do ông chủ đưa ra. Nhưng nếu bạn làm tự do tại nhà thì ông chủ của bạn chính là bản thân bạn. Bạn phải vượt qua không ai khác chính là bản thân mình. Thay vì làm theo ý của ông chủ khi bạn đi làm thuê thì tự do làm việc bạn phải tự mình vạch ra các kế hoạch làm việc, thời gian làm và thời gian phải hoàn thành, các bước cụ thể phải làm ra sao, công cụ hỗ trợ thế nào, có những thuận lợi và khó khăn gì khi thực hiện kế hoạch công việc. Nguồn lực của bạn, tài lực của bạn, mối quan hệ của bạn, tri thức của bạn…Mọi thứ bạn đều phải chuẩn bị. Phương án xử lý các tình huống, thậm chí phương án B, C… khi công việc của bạn không được theo những chiều hướng thuận lợi. Tâm thái của bạn cần phải có trong suốt quá trình làm việc là gì, bạn sẽ thế nào khi đạt được mục tiêu và nếu không đạt được thì bản còn đủ dũng khí để bắt đầu lại với một tâm thái tốt..Bạn phải chuẩn bị mọi thứ. Bạn vừa là người đưa ra các tiêu chuẩn làm việc, đồng thời cũng chính là người sẽ thực hiện những quy tắc đó. Sau cùng bản thân bạn cũng chính là người sẽ đánh giá những việc mình đã làm, mức độ hoàn thành, mức độ tuân thủ kỷ luật …Rút ra bài học kinh nghiệm cái nào nên phát huy, cái nào phải hạn chế. Nghe khá là nhiều việc và khó khăn đúng không? Thực sự mà nói giai đoạn đầu đúng là vô cùng khó khăn, đặc biệt với những người không thích tính kỷ luật, hay khó tuân thủ theo một nguyên tắc kỷ luật nào đó.
Tuy nhiên nó không khó đến mức bạn không thể làm, chỉ cần bạn đủ nghiêm túc với mục tiêu công việc thì : dậy sớm hơn chút, khát khao thành công của bạn đủ lớn, động lực của bạn cũng đủ nhiều, bạn sẽ chiến thắng bản thân thôi. Lúc đó, tuân thủ quy tắc làm việc của chính mình không khó nữa. Quy tắc làm việc đó là do bạn đặt ra cơ mà, bản thân bạn còn không thể chiều theo ý mình thì bạn nghĩ xem ai chiều được ý bạn. A hi hi.
Vậy là việc của bạn trước khi bắt đầu chính là hãy ‘dám’ trước đã, ‘dám’ từ bỏ những thói quen xấu, những ý nghĩ trì hoãn và dũng cảm để ‘dám’ bắt đầu, ‘dám’ làm mọi thứ dù nó không làm bản thân bạn thoải mái. ‘Dám’ làm theo kỷ luật bằng mọi cách.
‘Cứ đi rồi sẽ đến’ là câu nói tôi được nghe khá nhiều và tôi cũng tin như vậy, ngã thì lại đứng dậy đi tiếp, chắc chắn bạn sẽ đến đích vinh quang trong một ngày gần đây nhất.
0 Bình luận
Bài viết này chưa có bình luận nào.
Hãy là người đầu tiên bình luận.Để lại bình luận